Có một chiếc bong bóng màu đỏ rực rỡ trông thật xinh đẹp. Chiếc bong bóng được bơm hơi no tròn nung núc. Tiết tết đem về muôn vàn niềm vui và làm bừng lên niềm hạnh phúc khôn tả. Muôn hoa lá lung linh vươn mình khoe màu thắm sắc giúp cho đất trời thêm phần sáng tươi, giúp cho lòng người hân hoan lâng lâng một nỗi niềm thích thú hoà chung với khung cảnh tưng bừng của vạn vật.
Chiếc bong bóng đỏ tươi tròn trịa dễ thương cũng đung đưa lung lay theo gió để chung phần giúp cho mùa xuân thắm sắc hơn, đẹp tươi hơn. Chiếc bong bóng rất hãnh diện bởi vì mọi người khi nhìn thấy chiếc bong bóng thì thấy trong lòng vui tươi, hạnh phúc hơn.
Chiếc bong bóng vui lắm, vui lắm và càng lúc nó càng tự hào, kiêu kỳ hơn. Càng tự hào, kiêu hãnh thì nó càng coi thường, khinh bỉ mọi thứ chung quanh. Nó nghĩ rằng chỉ nhờ có nó cho nên mùa xuân mới đẹp tươi, tết mới vui vẻ và mọi người, mọi vật mới tươi cười được.
Một cậu bé đến bên chiếc bong bóng cầm lấy bóng chơi đùa, vô tình chạm chiếc bong bóng vào cây hương đang cháy… Bùm…!!!…!!! Chiếc bong bóng nổ tung.
Đời bong bóng thế là đi tong. Chiếc bong bóng xinh đẹp tròn trịa trước đây giờ chỉ còn là nhúm cao su nhăm nhúm, bèo nhèo, chẳng còn ai thèm để ý đến nó nữa. Nó chẳng còn ích lợi gì trên trần đời này nữa.
***
Cuộc đời con người chúng ta cũng có thể giống như chiếc bong bóng kia. Mong rằng cuộc đời chúng ta sẽ mãi mãi hữu ích cho mọi người, nhưng hữu ích trong tâm hồn khiêm nhượng và giúp ích cho hết mọi người mà không so đo tính toán, không đề cao hay tự mãn với mình.
Trong cuộc đời, ai chẳng có lúc trót làm việc gì đó hoặc nói điều gì đó làm cho người khác thấy tổn thương. Giải pháp tốt nhất lúc này là xin lỗi. Tuy nhiên, nói lời xin lỗi cũng không hề đơn giản.
Bạn cần lưu ý một số chi tiết sau khi xin lỗi một ai đó nhé!
1. Xin lỗi càng sớm càng tốt
Lời xin lỗi không phải là một thứ có thể “để dành”. Vì vậy, nếu thấy cần phải xin lỗi ai đó thì đừng chần chừ mà phải nói ngay, trước khi lời xin lỗi có thể gây ra sự gượng gạo cho bạn và ai đó. Bạn biết đấy, chẳng phải ai cũng đủ kiên nhẫn chờ đến lúc bạn nói ra lời xin lỗi đâu. Nếu họ không chờ nổi mà quyết định “giận luôn cho rồi” thì sao nhỉ?
2. Nên xin lỗi trực tiếp
Có rất nhiều cách để nói lời xin lỗi. Như gửi một bức thư, send đi một email, tặng người đó một bó hoa hay món quà độc đáo… Những cách xin lỗi gián tiếp này có thể làm bạn thấy đỡ khó xử khi đối diện cùng người bị tổn thương. Nhưng cách hay nhất vẫn là “mặt đối mặt” cùng người ấy. Khi đó, thái độ chân thành của bạn sẽ được đánh giá cao đấy.
3. Chân thành lắng nghe
Biết mình có lỗi thì bạn hãy nhận lỗi và tiếp thu những ý kiến của đối phương một cách thành khẩn. nên để họ nói những suy nghĩ, bực bội hay những gì khiến họ thấy khó chịu ở bạn. Tất nhiên, những lời này không phải khi nào cũng dễ nghe rồi. Nhưng bạn cần thật kiên nhẫn, đừng tỏ ra nôn nóng khi nghe người ra nói.
4. Không vội vàng
Chắc hẳn phải một thời gian dài sau khi bạn nói lời xin lỗi thì đối phương mới có thể “tha thứ” cho bạn đựơc. Cũng còn tuỳ vào hành vi bạn gây ra cho người ta tổn thương nhiều hay ít nữa. Dù gì thì bạn cũng không nên tạo áp lực cho “đối tác” phải tha lỗi ngay cho bạn. Đâu phải ai cũng sẵn sàng bỏ qua những lời nói, hành động đã khiến người ta thấy mình bị tổn thương đâu.
5. Đừng tái phạm
Nếu bạn xin lỗi hôm trước mà hôm sau đã lặp lại hành động khiến người ta đùng đùng tức giận thì quả là dại dột đấy bạn ạ. Nếu như vậy thì hẳn người kia sẽ nghĩ rằng lời xin lỗi của bạn là không thực lòng chút nào và bạn xin lỗi cũng chỉ vì một lý do nào đó thúc ép mà thôi. Hãy làm sao để lời nói của bạn đi đôi với việc làm nhé!