265 Triều Đại - 263 Giáo Hoàng
Hôm nay Xoicuc xin được gủi tới ACE 1 tác phẩm khá hay, qua tác phẩm này hy vọng ACE sẽ hiểu thêm về các vị Thánh và cũng là các vị Giáo Hoàng, đồng thời ACE cũng sẽ hiểu thêm về quá trình hình thành các quy tắc phụng vụ Roma. Qua dây ACE sẽ biết thêm từ khi nào có các luật lẹ, các dòng tu và các quy định khác. Và bây giờ xin mời ACE đón xem!!!
MỞ ĐẦU
Tên các giáo hoàng Roma được ghi bằng tiếng La Tinh, vì đây là tên chính thức được công bố cho toàn thế giới trong và ngoài Giáo hội Công giáo. Ngày tháng trong mỗi triều giáo hoàng được ghi đúng theo Niên Giám Toà Thánh 2003 (Annuario Pontificio 2003) dù có sự khác biệt đôi chút nếu so sánh với các nguồn tư liệu khác. Sau tên hiệu là niên biểu của triều giáo hoàng, số trước chỉ ngày đắc cử giáo hoàng, tiếp theo (nếu có) là ngày khai mạc chức vụ mục tử toàn thể Giáo Hội, sau gạch dài là ngày qua đời hay ngày từ nhiệm. Các vị giáo hoàng có hai ngày kỷ niệm: đắc cử và khai mạc chỉ bắt đầu từ giáo hoàng Gregorius VII (22-4 và 30-6-1073 - 25-5-1085) – Các vị giáo hoàng không được công nhận được đặt trong ngoặc đơn. THẾ KỶ I
1. Th. PETRUS (Phêrô) (? - *64) sinh tại Bethsaida, miền Galilee, Palestine. Ngài nhận quyền lãnh đạo tối cao trong Giáo Hội từ chính Chúa Giêsu Kitô để chuyển giao cho những người kế vị, đã thiết lập luật lệ cho Giáo Hội sơ khai. Ngài bị bắt và xin lãnh án bị đóng đinh vào thập giá lộn ngược đầu năm 64 hay 67.
2. Th. LINUS (67 - 76) sinh tại Volterra, miền Tuscia, Ý và được an táng gần bên Thánh Phêrô. Ngài đã tấn phong 15 giám mục đầu tiên. Ngài cấm phụ nữ không được bước vào thánh đường nếu không đội khăn trùm đầu.
3. Th. CLETUS (76 - *88) người Roma, đã ấn định những quy tắc thánh hiến các giám mục, ban hành các quy tắc về y phục giáo sĩ. Trong vùng Vatican, gần mộ Thánh Phêrô, ngài cho xây một nguyện đường để an táng các vị tử đạo.
4. Th. CLEMENS (88 - *97) người Roma, bị hoàng đế Trajanus kết án lưu đày sang Pontus, bị cột neo quanh cổ và ném xuống biển. Ngài đã phục hồi bí tích Thêm sức theo lễ nghi của Thánh Phêrô. Tiếng “Amen” trong các nghi thức tôn giáo được cho là phát xuất từ triều đại ngài.
5. Th. EVARISTUS (97 - 105) người Hy Lạp. Vì số tín hữu gia tăng, ngài đã phân chia thành các giáo xứ, cắt đặt 7 phó tế đầu tiên trao phó cho các linh mục lớn tuổi, và đây được coi như nguồn gốc của Hồng y đoàn ngày nay.
THẾ KỶ II
6. Th. ALEXANDER I (105 - 115) người Roma, môn đệ của Plutarch. Việc sử dụng nước phép trong Giáo Hội, ở tư gia và việc chỉ định bánh thánh phải được làm bằng bánh không men được phát xuất từ triều đại ngài.
7. Th. SIXTUS I (115 - 125) người Roma. Ngài truyền lệnh dùng khăn thánh và chỉ thừa tác viên có chức thánh mới được cầm trực tiếp các đồ thánh.
8. Th. TELESPHORUS (125 - *136) người Hy Lạp. Ngài sáng tác Kinh Vinh Danh và thiết lập Bảy Tuần Mùa Chay trước lễ Phục Sinh. Ngài truyền mỗi linh mục nên cử hành 3 thánh lễ trong đêm Chúa Giáng Sinh. Ngài thêm những kinh nguyện mới vào thánh lễ.
9. Th. HIGINUS (136 - *140) người thành Athens, Hy Lạp. Ngài đã xác định các đặc quyền khác nhau của hàng giáo sĩ và ấn định các cấp bậc trong phẩm trật Giáo Hội; đặt ra tục lệ phải có người đỡ đầu khi lãnh bí tích Rửa tội, để giúp đỡ những người tân tòng; và ấn định tất cả nhà thờ phải được thánh hiến.
10. Th. PIUS I (140 - *155) sinh tại Aquileia, Ý. Ngài đã ấn định lễ Chúa Phục Sinh vào Chủ nhật I sau trăng tròn tháng 3 Âm lịch, Ngài chống lại Marcion vì ông giảng: "Chua Giêsu không có kiến thức nhân loại". Những quy tắc của ngài đối với các dự tòng người Do Thái được coi là quan trọng.
11. Th. ANICETUS (155 - *166) sinh tại Syria và tử đạo năm 166. Ngài ra chỉ dụ cho hàng giáo sĩ không nên để tóc dài, cám các ngài ko duoc ăn diện quá đáng, ấn định dứt khoát phải cử hành lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật theo truyền thống Thánh Phêrô để lại cho GH.
12. Th. SOTERUS (166 - *175) sinh tại Fondi, Campania, Ý. Ngài được mô tả là vị giáo hoàng của lòng nhân ái. Ngài cấm phụ nữ xông hương trước mặt cộng đồng tín hữu. Ngài xác định hôn nhân là một bí tích nếu được linh mục cử hành.
13. Th. ELEUTHERIUS (175 - *189) sinh tại Nicopolis, Hy Lạp. Ngài sai Fulgatius và Damian đi truyền giáo ở Anh, huỷ bỏ một số tập tục của người Do Thái liên quan đến đồ ăn sạch và không sạch vẫn còn tồn tại ở một số Kitô hữu.
14. Th. VICTOR (189 - *199) sinh tại châu Phi. Ngài quy định dùng nước tự nhiên để rửa tội lúc khẩn cấp. Điều đáng nhớ là ngài đấu tranh chống lại các giám mục Á Châu và Phi Châu để lễ Phục Sinh được cử hành theo nghi thức Roma, không theo nghi thức Do Thái.
:53::53::53::53::53::53::53::53::53::53::53::53::53::53:
Các Giáo Hoàng từ TK III đến IV (24 vị)
THẾ KỶ III
15. Th. ZEPHIRINUS (199 - *217) sinh tại Roma. Ngài truyền các giáo hữu 14 tuổi trở lên phải giữ luật rước lễ Mùa Phục Sinh. Triều đại giáo hoàng của ngài nổi bật với những cuộc tranh luận thần học gay gắt. Ngài ra vạ tuyệt thông cho Tertulianus; đã khởi xướng việc dùng đĩa thánh và chén thánh bằng thuỷ tinh.
16. Th. CALIXTUS (217 - *222) sinh tại Roma. Ngài cho khai quật hang toại đạo nổi tiếng trên đường Via Appia, nơi có nhiều vị tử đạo được an táng.
+(Th. HIPPOLITUS, 217-235: trước khi chết đã giao hoà với Giáo Hội).
17. Th. URBANUS I (222 - *230) sinh tại Roma. Ngài đã rửa tội cho Thánh Cecilia. Năm 230, sau cuộc tử đạo của Thánh Cecilia ở Trastevere, ngài đã cho xây một nhà thờ làm nơi đặt di hài thánh nữ ngày nay. Ngài đã chấp thuận việc Giáo Hội có quyền sở hữu tài sản.
18. Th. PONTIANUS (21-7-230 - * 28-9-235) sinh tại Roma. Ngài đã truyền hát Thánh Vịnh và đọc Kinh Cáo Mình trước giờ lâm chung và dùng lời chào “Chúa ở cùng anh chị em”. Ngài bị đày và bị kết án khổ sai dưới hầm mỏ ở Sardinia, và chết đau đớn trên một đảo nhỏ ở Tavolara.
19. Th. ANTERUS (21-11-235 - * 3-1-236) sinh tại Magna Grecia, Hy Lạp. Ngài truyền thu thập các hành động và các thánh tích của các vị tử đạo để lưu giữ trong các nhà thờ, ở một chỗ gọi là “Scrinium”.
20. Th. FABIANUS (10-1-236 - * 20-1-250) sinh tại Roma. Trong thời ngài, cuộc xuất hành ra khỏi Roma để trốn tránh sự bách hại của Decius đã làm nảy sinh đời sống tu hành của các ẩn sĩ.
21. Th. CORNELIUS (3-251 - *6-253) sinh tại Roma. Trong triều đại ngài, có cuộc ly giáo đầu tiên do việc bầu chọn giáo hoàng giả Novatianus. Về sau, ông này bị Công đồng Roma ra vạ tuyệt thông. Ngài bị lưu đày tới miền Civitavecchia, và qua đời tại đó, vì không chịu dâng hiến lễ vật cho các thần dân ngoại. (NOVATIANUS, người Roma, 251)
22. Th. LUCIUS I (25-6-253 - *5-3-254) sinh tại Roma. Vốn tính khắc khổ, ngài nghiêm cấm các giáo hữu nam nữ không được chung sống một nhà, nếu không có quan hệ huyết nhục với nhau và cũng chỉ thị các giáo sĩ không nên sống chung một nhà với các nữ phó tế, dù chỉ là cho ở trọ vì lý do bác ái.
23. Th. STEPHANUS I (12-5-254 - *2-8-257) sinh tại Roma. Trong thời ngài, cuộc tranh chấp với những người theo phe ly giáo của giáo hoàng giả Novatianus lại bùng lên. Ngài đã bị chém đầu giữa lúc thi hành nhiệm vụ trên ngai giáo hoàng trong hang toại đạo Thánh Callixtus.
24. Th. SIXTUS II (20-8-257 - *6-8-258) người Hy Lạp. Vốn tính khiêm nhu, ngài đã dàn xếp ổn thoả các cuộc tranh luận dưới thời Đức Cornelius, Lucianus và Stephanus. Ngài đã thực hiện việc di chuyển hài cốt hai Thánh Phêrô và Phaolô. Lời tung hô: "Tạ ơn Chúa" của Ngài trong dịp Thánh Cypriano đã trở thành truyền thống.
25. Th. DIONYSIUS (22-7-259 - 26-12-268) sinh tại Turio. Thời đó, quân Man Di đang tiến công vào các cửa ngõ của đế quốc Roma. Ngài được chọn lên kế vị ngôi giáo hoàng một năm, sau khi vị tiền nhiệm qua đời vì các cuộc bách hại. Ngài đã tổ chức lại các giáo xứ ở Roma và đã giành lại tự do cho các Kitô hữu từ tay Gallienus.
26. Th. FELIX I (5-1-269 - 30-12-274) sinh tại Roma. Ngài khẳng định thiên tính và nhân tính của Chúa Giêsu Kitô và giáo lý về hai bản tính trong một ngôi vị. Ngài chịu đau đớn vì cuộc bách hại của Aurelianus. Ngài khởi xướng tập tục chôn táng các vị tử đạo dưới gầm bàn thờ và cử hành thánh lễ trên các mộ đó.
27. Th. EUTYCHIANUS (4-1-275 - *7-12-283) sinh tại Luni, Ý. Ngài truyền dạy thi hài các vị tử đạo nên được bọc liệm trong áo “Dalmatic” tương tự như áo choàng rộng các hoàng đế Roma quen mặc, nay là phẩm phục của các phó tế trong các đại lễ. Ngài đã thiết lập lễ cầu mùa.
28. Th. CAIUS (17-12-283 - *7-12-296) sinh tại Salona, Dalmatia (Ý). Ngài chịu tử đạo dưới tay cậu ruột là hoàng đế Diocletianus. Ngài quy định những ai chịu chức giám mục phải qua các chức giữ cửa, đọc sách, giúp lễ, trừ tà, phụ phó tế, phó tế và linh mục.
29. Th. MARCELLINUS (30-6-296 - *25-10-304) sinh tại Roma. Trong thời ngài, cuộc bách hại của hoàng đế Diocletianus lên tới mức tột đỉnh, chính ông đã ra lệnh phá huỷ các nhà thờ và sách thánh. Thánh Lucia và Agnes tử đạo vào thời kỳ này, thành mẫu gương cho các thanh nữ.
THẾ KỶ IV
30. Th. MARCELLUS I (27-5-308 - *16-1-309) sinh tại Roma. Ngài lên ngôi giáo hoàng sau thời gian trống toà 4 năm. Ngài phải giải quyết khó khăn là tha thứ cho những kẻ bội giáo trong thời kỳ bách hại. Ngài quy định công đồng chỉ được triệu tập khi có lệnh của giáo hoàng.
31. Th. EUSEBIUS (18-4-309 - *17-8-309) sinh tại Cassano (gốc Hy Lạp). Trong thời ngài, các cuộc tranh luận về những kẻ bội giáo lại tiếp tục, đưa Giáo Hội gần đến chỗ chia rẽ. Ngài là người cương nghị nhưng rộng tình tha thứ. Ngài đã thành công trong việc dung hoà giữa kỷ luật và tha thứ. Ngài chịu tử đạo đau đớn tại Sicili.
32. Th. MILTIADES hay Melchiadus (2-7-311 - 11-1-314) sinh tại châu Phi. Dưới triều đại ngài, hoàng đế Constantinus, sau khi được thị kiến “Cờ hiệu chiến thắng”, đã công bố tha đạo (chiếu chỉ Milan năm 313) cho các tín hữu Kitô giáo. Bánh thánh có từ thời kỳ này. Ngài cho xây dựng Đền thờ Thánh Joannes Lateranus.
33. Th. SYLVESTER I (31-1-314 - 31-12-335) sinh tại Roma. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đội Vương miện ba tầng. Ngài chủ toạ Công đồng Chung đầu tiên ở Nicaea năm 325, trong đó Kinh Tin Kính được công bố. Ngài ấn định Chúa Nhật là ngày nghỉ việc dành để tưởng niệm Chúa Phục Sinh. Ngài đã cho đặt mão gai có đinh sắt trên tượng chịu nạn.
34. Th. MARCUS (18-1-336 - 7-10-336) sinh tại Roma. Ngài đã ra chỉ thị giáo hoàng nên được Giám mục Ostia thánh hiến. Ngài đã thiết lập nghi thức trao dây Pallium vẫn còn được dùng tới ngày nay. Sợi dây được làm bằng len của con chiên đã được làm phép trước và được trang trí thêm những thánh giá màu đen. Lịch những ngày lễ tôn giáo đầu tiên đã xuất hiện trong thời ngài. Ngài ấn định phải dùng áo choàng để chầu hoặc rước.
35. Th. JULIUS I (6-2-337 - 12-4-352) sinh tại Roma. Ngài đã đề nghị Giáo hội Đông Phương mừng lễ Giáng Sinh 25-12 thay vì mừng chung vào lễ Hiển Linh 6-1. Ngài được coi là vị sáng lập Văn khố Toà Thánh từ khi ngài truyền phải lưu giữ tất cả các công văn chính thức.
36. LIBERIUS (17-5-352 - 24-9-366) sinh tại Roma. Những cuộc tranh luận chống lạc giáo Arius tái diễn khiến nảy sinh việc bầu chọn giáo hoàng giả Felix II. Ngài đã đặt móng xây đền thờ Đức Bà Cả, để ghi dấu địa điểm sau trận tuyết rơi ngày 15-8.
+(FELIX II, người Roma, 355 - 22-11-365).
37. Th. DAMASUS I (1-10-366 - 11-12-384) sinh tại Tây Ban Nha. Ngài là một giáo hoàng uyên bác. Mgai2 triệu tập công đồng chung thứ II tại Constantinopoli năm 381 Ngài đã ban phép cho các ca đoàn do Thánh Ambrosius sáng lập, cho phép chia 2 nhóm luân phiên hát Thánh Vịnh. Ngài giới thiệu cách dùng từ Do Thái “Alleluia” và tìm được bản dịch Thánh Kinh bằng tiếng Do Thái.
38. Th. SIRICUS (15, 22 hoặc 29-12-384 - 26-11-399) sinh tại Roma. Ngài là người đầu tiên sau Thánh Phêrô dùng tước hiệu “Đức Thánh Cha” (Papa) từ tiếng Hy Lạp. Đến nay từ này vẫn còn được công nhận, là từ ghép bởi những chữ đầu của thành ngữ: Petri Apostoli Potestatem Accipiens (người nhận quyền của Tông Đồ Phêrô). Ngài chủ trương linh mục cần phải sống đời độc thân.
39. Th. ANASTASIUS I (27-11-399 - 19-12-401) sinh tại Roma. Ngài đã giải quyết cuộc ly giáo giữa Roma và Giáo hội Antiochia, mạnh mẽ chống lại những người theo bè rối thực hành vô luân; họ chủ trương thiên tính cũng ẩn tàng trong những đồ vật. Ngài chỉ thị các linh mục đứng trong khi đọc Tin Mừng